Một sự nghịch lý đang tồn tại là thu nhập trung bình của người dân Việt Nam so với giá nhà ở đang chênh lệch đến 25 lần. Đây là con số ngất ngưỡng trong khi ở hầu hết các nước có nền kinh tế đang phát triển tỷ lệ này khá thấp, chỉ gấp 2-4 lần.
Trên thực tế, cơ chế cấp tín dụng ưu đãi cũng như việc rà soát cho chuyển đổi dự án mới chỉ được thực hiện nhằm tăng cung cho khu vực nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, chưa động tới khu vực bất động sản tồn kho. Việc giải quyết các dự án tồn đọng vẫn chưa thấy rõ đường nét cụ thể.
Chuyên gia này đề xuất gói giải pháp tổng thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường địa ốc. Một là gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Hai là giảm tiền thuê đất năm 2013-2014 đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất.
Gói giải pháp thứ ba nhắm đến vai trò của nhà băng. Theo đó, các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ để cho các đối tượng được tiếp cận nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ với lãi suất thấp. Thứ tư là có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội. Song song đó cần ban hành chính sách tín dụng ưu đãi để người dân tiếp cận được dòng sản phẩm này.
Giải pháp thứ năm theo ông Võ, Việt Nam cần sớm hình thành các định chế tài chính mới. Đó là Quỹ Tiết kiệm nhà ở, Quỹ Đầu tư bất động sản, Cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở, tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho thị trường bất động sản. Và giải pháp cuối cùng, cũng là giải pháp "nặng đô" nhất là rà soát, đánh giá lại nợ xấu, phân loại các khoản nợ xấu theo nhiều tiêu chí để có các giải pháp xử lý phù hợp với từng tình huống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét