8/8/13

Sự trùng hợp giữa suy thoái kinh tế và việc xây dựng các tòa nhà chọc trời. Có và không?


Tòa nhà cao thứ 2 thế giới  được coi là biểu tượng mới của Trung Quốc đang được xây dựng tại Thượng Hải. Điều này vô tình khiến chúng ta hình dung đến sợi dây vô hình có liên quan giữa các tòa nhà chọc trời và sự suy thoái của nền kinh tế.

Mối liên quan này không chỉ đứng ở mức độ tâm linh của người Châu Á mà còn có sự nghiên cứu khoa học của người Phương Tây.


Tháp Thượng Hải vượt qua tòa nhà Đài Bắc 101, cao 509 m ở Đài Loan để trở thành tháp cao nhất châu Á. 

Hiện nay khi các tòa nha đang cao lên từng ngày thì nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà giảm tốc. Chỉ trong vòng chưa đến 2 thập kỷ, bờ Tây của sông Hoàng Phố từ những nông trang nghèo nàn đã chuyển sang thành  1 trung tâm tài chính tầm cỡ của quốc gia. Và giữa trung tâm đó đang mọc lên môt tòa nhà cao hơn 600m và nó sẽ là tòa nhà cao 1 Trung Quốc  và cao thứ 2 của thế giới, người Trung Quốc cũng không hề giấu tham vọng của mình là biến tòa nhà này sẽ trở thành biểu tượng của 1 nước Trung Quốc hiện đại.

Nhưng có một thực tế trong quan niệm của người Phương Đông là khi làm nhà thì chủ nhà thường gặp vận đen, nhà càng cao và to vận đen càng khó lường. Còn đối với các nhà khoa học phương Tây sự trùng hợp hiếm hoi đó được tính bằng chỉ số hẳn hoi.

Chuyên gia nghiên cứu nhà chọc trời - Ông Andrew Lawrances cho biết: " Tôi đã nghiên cứu chỉ số nhà cao tầng từ năm 1999, tôi nhận thấy có một sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa việc xây dựng các tòa nhà chọc trời với một cuộc suy thoái" 

Ông Lawrances đưa ra những ví dụ cụ thể: Nước Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế khi xây xong tòa nhà Empire State, tòa tháp đôi Petronas mọc lên thì nền kinh tế Malaysia khủng hoảng trầm trọng, tiểu vương quốc các nước Ả Rập thống nhất kinh tế gần như phá sản khi tòa Carry Found hoàn thành.



Công trình tiêu tốn khoảng 2,4 tỷ USD, được kỳ vọng sẽ là một tòa nhà mang tính bước ngoặt ở Thượng Hải

Từ quan điểm trực quan kinh tế cho thấy khi xây những tòa nhà này người ta phải "bơm" rất nhiều tiền trong một thời gian dài. Số tiền đó được đổ một cách bất thường  vào nền kinh tế và tạo ra lạm phát ảo.

Dự kiến tòa nhà tại Trung Quốc được hình thành vào tháng 4/2014, trong khi đó kinh tế Trung Quốc đang trên đà giảm tốc. Liệu lịch sữ suy thoái có xảy ra tại Trung Quốc hay không? Đó vẫn là câu hỏi của nhiều chuyên gia kinh tế tại nước này.

Lê Như

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét