18/8/13

Thanh toán linh hoạt khiến căn hộ hút khách

Theo báo cáo mới nhất của Công ty Savills Việt Nam, số lượng giao dịch trên thị trường căn hộ TP.HCM trong quý II năm nay tăng tới 59% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính sách bán hàng linh hoạt của nhiều chủ đầu tư đã góp phần quan trọng tạo sức hút cho thị trường căn hộ tại TP.HCM.

Tỷ lệ hấp thụ của toàn thị trường là 8%, tăng 1 điểm phần trăm so với quý trước đó và tăng 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Giao dịch chủ yếu trên thị trường là các căn hộ loại C với mức giá 10 - 15 triệu đồng/m2.
“Số căn hộ cao cấp bán được nhiều hơn nhờ lịch thanh toán linh hoạt cùng những ưu đãi khác. Trong khi đó, phân khúc bình dân vẫn luôn được ưa chuộng”.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia bất động sản, có được những kết quả ấn tượng trên là chủ yếu là do nhiều doanh nghiệp đã đưa ra chính sách bán hàng linh hoạt. Mới đây. Công ty Thủy lợi 4A đã mở bán Dự án Hyco4 ở quận Bình Thạnh với chính sách là khách hàng chỉ cần thanh toán 50% là được nhận nhà ngay, phần còn lại được trả chậm trong 24 tháng không lãi suất.
Trường hợp khác, tại Dự án Hưng Phát trên đường Lê Văn Lương - Đào Sư Tích (thuộc Khu đô thị Nam Sài Gòn), chủ đầu tư là Công ty Hưng Lộc Phát khi mở bán căn hộ đã cam kết trong hợp đồng là sẽ bàn giao đúng tiến độ, chấp nhận bị phạt nếu giao chậm…
Cũng tương tự dự án chung cư căn hộ giá rẻ Metro Tower tại Làng Đại Học Thủ Đức do Công ty CIC8 làm Chủ Đầu Tư được chào bán với mức giá chỉ từ 300tr/can (đã bao VAT) và thanh toán chỉ 30%, khách hàng sẽ thanh toán sau 1 năm khi Chủ Đầu Tư xây xong phần thô dự án.
CBRE Việt Nam cho biết, trong 2 quý tới, sẽ có hơn 2.500 căn hộ được chào bán trên thị trường TP.HCM. Đáng chú ý là, một số dự án trì hoãn trước đây đã bắt đầu tái khởi động và sẽ ra mắt thị trường trong thời gian tới, như Dự án PetroVietnam Landmark (quận 2), New Pearl (quận 1), Central Plaza (quận Tân Bình)…
Theo đánh giá của CBRE Việt Nam, trong quý II, số căn hộ còn tồn tại TP.HCM đã giảm khoảng 400 căn. Tuy nhiên, câu chuyện hàng tồn vẫn đang khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư “đau đầu” tìm lời giải.
Gợi mở về các chính sách tháo gỡ khó khăn cho tình trạng hàng tồn, một số chuyên gia cho rằng, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn (không bảo lãnh) nước ngoài, có chính sách thu hút dòng vốn của Việt kiều đầu tư vào thị trường bất động sản.
“Hiện nay, cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài khoảng 5 triệu người, trong đó, khoảng 38% là thuộc thế hệ F2, với độ tuổi 48 - 65, có khả năng về tài chính, việc làm ổn định và có mong muốn hướng về quê hương. Với những đối tượng này, việc mua một căn nhà tầm 3 - 4 tỷ đồng là không khó. Lượng kiều hối đổ về tăng dần qua các năm, trong đó riêng năm 2012 lên tới 11 tỷ USD, cho thấy tiềm lực tài chính to lớn của cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét